Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Viết đoạn văn ngắn về đức tính khiêm tốn hay nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu nhất được tổng hợp bởi Nhất Việt Edu
Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Đức tính khiêm tốn.
Xem thêm: Cách viết bài văn miêu tả cảnh hay và đặc sắc – Học Tốt
2. Thân bài
a. Giải thích:
“Khiêm tốn” là thái độ hài hòa, đúng mực, không khoe khoang, tự mãn về những gì mình có mà luôn nỗ lực học hỏi, tìm tòi để hoàn thiện bản thân.
b. Vai trò của đức tính khiêm tốn:
– Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người hoàn thiện, tiến bộ từng ngày.- Khiêm tốn chính là chìa khóa và hành trang giúp con người mở ra cánh cửa thành công- Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng, nhờ vậy mà họ có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giãn chữ, giãn dòng, giãn đoạn trên văn bản word
c. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn có những con người tự cao, tự đại, luôn cho rằng mình hơn người, thậm chí là khoe khoang một cách lố bịch.
d. Bài học
Cần rèn luyện và trang bị cho mình đức tính khiêm tốn.
3. Kết bài
Xem thêm: Viết đoạn hội thoại giữa em và bạn về chủ đề học tập – Nguyễn Thị An
Khẳng định vai trò của đức tính khiêm tốn.
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn
1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn, mẫu 1 (Chuẩn)
Nếu tri thức, tài năng có thể giúp con người tạo nên những thành quả khiến mọi người ngưỡng mộ thì khiêm tốn lại chính là “ưu thế” giúp chúng ta tạo thiện cảm và nhận lại sự yêu quý và kính trọng của mọi người xung quanh. “Khiêm tốn” là thái độ hài hòa, đúng mực, không khoe khoang, tự mãn về những gì mình có mà luôn nỗ lực học hỏi, tìm tòi để hoàn thiện bản thân. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người hoàn thiện, tiến bộ từng ngày. Không những thế, người có tính khiêm tốn còn là những người biết lắng nghe, họ thân thiện, vui vẻ khi đón nhận những lời đánh giá, góp ý của người khác để thay đổi bản thân theo hướng tiến bộ. Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng, nhờ vậy mà họ có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Anh Nguyễn Ngọc Mạnh, người “anh hùng” đã cứu một em bé khi rơi từ tầng 12 xuống. Anh đã thực hiện một hành động thật phi thường, thế nhưng khi nhận được những lời khen ngợi, tán dương của cộng đồng, anh vẫn khiêm tốn cho rằng mình chỉ hành động như một người bình thường, một người cha cũng có con nhỏ. Hành động cao cả và sự khiêm tốn của anh mới đáng quý làm sao! Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những con người tự cao, tự đại, luôn cho rằng mình hơn người, thậm chí là khoe khoang một cách lố bịch. Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện và trang bị cho mình. Sự khiêm tốn không chỉ giúp chúng ta ghi điểm trong mắt mọi người mà còn giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn, mẫu 2 (Chuẩn)
Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh việc theo đuổi đam mê, khẳng định bản thân thì chúng ta rất cần có đức tính khiêm tốn. “Khiêm tốn” được hiểu là thái độ đúng mực trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân cũng như những thành tựu mà mình đã đạt được. Người có đức tính khiêm tốn sẽ không khoe khoang, đề cao bản thân, thay vào đó họ cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân tiến bộ hơn. Người khiêm tốn còn là những người biết lắng nghe, họ ghi nhận những nhận xét, đánh giá của người khác để hoàn thiện thêm cho bản thân. Họ cũng là những người không ngừng vươn lên, không ngủ quên trên chiến thắng mà mình có được. Nếu không có tính khiêm tốn, con người dễ ảo tưởng về năng lực, khả năng và vị trí của bản thân. Nếu chỉ biết tự mãn về những thành quả mình đạt được mà không biết cố gắng, vươn lên thì sẽ dần trở nên tụt hậu với cuộc sống, thời đại. Để hoàn thiện bản thân và có một cuộc sống có ý nghĩa, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình đức tính khiêm tốn. Khiêm tốn chính là chìa khóa và hành trang giúp con người mở ra cánh cửa thành công giống như Ăng-ghen từng nói: “Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn, mẫu 3 (Chuẩn)
Karl Marx từng nói “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”. Câu nói không chỉ khẳng định vai trò của đức tính khiêm tốn mà còn chỉ ra tác hại của việc tự kiêu. Khiêm tốn giúp cho con người tiến bộ lên từng ngày, bởi khiêm tốn là thái độ hòa nhã, đúng mực khi nhìn nhận, đánh giá về bản thân. Người khiêm tốn không tự mãn về những gì mình có, mình biết; họ biết lắng nghe, học hỏi từ người khác với thái độ cầu thị để hoàn thiện bản thân. Những người có đức tính khiêm tốn không tự đề cao mình, không so sánh và hạ thấp người khác, họ biết tôn trọng người đối diện khi giao tiếp. Khi có đức tính khiêm tốn và một tinh thần ham học hỏi, chúng ta sẽ nhận được sự yêu mến, tôn trọng từ những người xung quanh. Ngược lại, nếu chỉ biết tự mãn về bản thân, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiến bộ bởi khi chúng ta đặt mình ở vị trí trung tâm, cho rằng bản thân là nhất thì ta sẽ không bao giờ biết được mình còn thiếu gì, cần gì. Hơn nữa, sự kiêu căng, tự mãn có thể gây ra cảm giác khó chịu cho những người xung quanh và tai họa cho chính bản thân mình. Câu chuyện về chú Dế Mèn kiêu căng đã gây ra cái chết tức tưởi cho Dế Choắt trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” chính là bài học về sự tự mãn. Chúng ta sẽ cảm nhận được thế giới này thật phong phú và kì diệu nếu chúng ta biết khiêm tốn và ham học hỏi.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ban-ve-duc-tinh-khiem-ton-69587n.aspx Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em những bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn hay nhất. Bên cạnh đó, để rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như: Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường, Nghị luận xã hội 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa, Nghị luận xã hội 200 chữ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay, Nghị luận 200 chữ về việc trân trọng cuộc sống mỗi ngày.
Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu
Bài viết liên quan