Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh

Qua bài viết này Nhất Việt Edu xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Viết một đoạn văn ngắn về hoa sen hay nhất và đầy đủ nhất

Đề bài: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình

hay viet doan van trinh bay suy nghi cua minh van ban hinh anh hoa sen trong bai ca dao trong dam gi dep bang sen khoang 150 den 200 chu

Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (khoảng 150 đến 200 chữ)

I. Dàn ý Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu vấn đề cần trình bày.

2. Thân đoạn:

– Trình bày những điều em hiểu thêm thông qua văn bản:

Xem thêm: Bài văn mẫu chủ đề ước mơ bằng tiếng Nhật – TinEdu

* Về nội dung:

+ Nghĩa đen: miêu tả vẻ đẹp của loài hoa sen.

+ Nghĩa bóng: ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.

* Về nghệ thuật:

Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, liệt kê, điệp vòng.

Xem thêm: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

3. Kết đoạn:

– Khái quát lại vấn đề trình bày.

Viet doan van cam nhan ve bai ca dao trong dam gi dep bang sen

Bài văn mẫu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (khoảng 150 đến 200 chữ)

II. Đoạn văn mẫu tham khảo Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Đoạn văn trình bày suy nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu số 1:

Văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (theo Hoàng Tiến Tựu) đã khơi gợi cho em những suy nghĩ về vẻ đẹp của loài hoa cũng như triết lý sống. Tác giả đã tiến hành phân tích bài ca dao dựa trên hai nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Qua sự phân tích đó, em thấy rõ tài quan sát của các tác giả dân gian trong việc miêu tả đặc điểm của hoa sen. Biện pháp nghệ thuật điệp vòng được sử dụng ở câu hai và câu ba đã tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho toàn bài. Hình ảnh bông sen không dừng lại ở nghĩa tả thực mà nó còn mang nghĩa biểu tượng sâu sắc. Mặc dù sinh trưởng trong môi trường bùn đất, nhưng sen vẫn tỏa sáng và ngát hương. Câu thơ “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đã cho em thấy được quan niệm của tác giả dân gian về phẩm chất đạo đức của con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn giữ nguyên vẹn sự liêm khiết, trung thực.

2. Đoạn văn trình bày suy nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu số 2:

Văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” – tác giả Hoàng Tiến Tựu đã đem lại cho em nhiều suy ngẫm. Qua những phân tích của ông, em hiểu được lớp nghĩa tả thực mà các tác giả dân gian đã dày công quan sát ở ba câu đầu: “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh”. Bông sen được đặt trong không gian ao đầm và hiện lên với vẻ đẹp hài hòa, tinh tế. Biện pháp điệp vòng ở câu hai và câu ba đã tạo nên sự uyển chuyển trong nhịp điệu. Bùn đất tượng trưng cho sự dơ bẩn, nhuốc nhem. Trong khi đó, hoa sen lại đại diện cho những đức tính tốt đẹp của con người. Thông qua vẻ đẹp của loài sen, tác giả dân gian muốn bày tỏ sự ca ngợi đối với những người giữ gìn được phẩm hạnh giữa môi trường xấu xa, tàn ác. Đồng thời, thể hiện được phẩm chất đáng quý của người Việt Nam.

3. Đoạn văn trình bày suy nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu số 3:

Xem thêm: 3 Bài văn Tả quả dưa hấu lớp 4,5 ngắn gọn, đặc sắc – Thủ thuật

Qua sự phân tích của tác giả Hoàng Tiến Tựu trong văn bản “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”, em đã có thêm những suy ngẫm về triết lí sống của người Việt Nam. Trong ba câu thơ đầu, tác giả dân gian đã thể hiện tài quan sát tỉ mỉ của mình về vẻ đẹp của loài hoa sen. Đó là vẻ đẹp hài hòa với màu xanh của lá, màu trắng của bông và màu vàng của nhị. Nghệ thuật điệp vòng ở câu hai và câu ba được sử dụng càng nhấn mạnh vào sự toàn bích của bông sen, tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài ca dao. Không dừng lại ở nghĩa tả thực, bông sen còn mang tính biểu trưng sâu sắc. Dù ở trong hoàn cảnh nào, hoa vẫn vươn mình tỏa hương. Nếu bùn đất ẩn dụ cho cái dơ bẩn, xấu xa thì bông hoa lại tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu cho con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn giữ trọn đạo đức, không ngừng tiến về phía trước. Niềm tự hào ấy đã được tác giả dân gian gửi gắm, gói ghém thông qua bài ca dao.

4. Đoạn văn trình bày suy nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu số 4:

Tác phẩm “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” của Hoàng Tiến Tựu giúp em nhận thấy được vẻ đẹp của hoa sen và những triết lí tốt đẹp của người Việt. Hoa sen từ lâu đã trở nên gần gũi, thân thuộc với đời sống của chúng ta. Hình ảnh hoa sen với lá xanh, bông trắng đã đi vào bao trang thơ ca, nhạc họa. Các tác giả dân gian đã làm nổi bật vẻ đẹp tinh tế của bông sen qua ba câu đầu bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh”. Thủ pháp điệp vòng được sử dụng ở câu thơ thứ hai và ba tạo nên tính nhạc, nhịp điệu uyển chuyển. Dù sống trong bùn lầy nhưng hoa vẫn hướng về phía mặt trời, tỏa hương thơm ngọt ngào “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen là hình ảnh biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người dân ta luôn giữ gìn những đức tính tốt đẹp của mình.

5. Đoạn văn trình bày suy nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen – mẫu số 5:

Bài phân tích “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” của Hoàng Tiến Tựu đã giúp em hiểu thêm vẻ đẹp của bông sen. Trước hết, vẻ đẹp của sen được khẳng định ở ngay câu đầu tiên của bài “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Tiếp đó, các tác giả dân gian miêu tả bông sen một cách tinh tế từ ngoài vào trong “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh”. Hoa sen nổi bật với vẻ đẹp hài hòa của màu sắc. Bằng việc sử dụng thủ pháp điệp vòng ở câu thơ thứ hai và ba, các tác giả đã khiến bài ca dao trở nên sinh động, có tính nhạc. Hoa sen luôn tỏa hương sắc rực rỡ, dù sống trong bùn nhưng không nhiễm mùi hôi tanh “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Dù trải qua hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn vượt lên gian khổ, khó khăn tiến về phía trước.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Thông qua những lập luận và phân tích sắc bén của tác giả Hoàng Tiến Tựu, các em đã có thêm nhiều suy ngẫm khi đọc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Dựa trên gợi ý Taimienphi.vn cung cấp, các em có thể viết đoạn văn theo cách hiểu của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/hay-viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-minh-van-ban-hinh-anh-hoa-sen-trong-bai-ca-dao-trong-dam-gi-dep-bang-sen-khoang-150-den-200-chu-71840n.aspx Các bài văn mẫu lớp 7 khác:- Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắcNói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi

Bản quyền nội dung thuộc Nhất Việt Edu

Bài viết liên quan

Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Phân tích khổ 1 bài thơ Tây Tiến – Dàn ý chi tiết và 3 bài mẫu siêu hay
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Dàn ý 16 câu thơ cuối việt bắc câu hỏi 2820050 – Hoidap247.com
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Tả ngôi trường bằng Tiếng Anh lớp 6 (3 mẫu) – TBDN
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám – Webtretho
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày ý kiến “Hãy theo đuổi ước
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) – – Daful Bright Teachers
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án, cực hay
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO
Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa – TRẦN HƯNG ĐẠO